• Lan Hồ Điệp

    Lan Hồ Điệp

    Có tên khoa học Phalaenopsis Blullle, 1825. Họ phụ Vandoideae. Tông Vandeae. Tên gọi Phalaenopsis có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp, Grec Phalaina có nghĩa là "con bướm" và Opsis có nghĩa là "giống như".Giống Hồ điệp có khoảng trên 60 loài và ngày càng được lai tạo ra rất nhiều cây lai hoa rất đẹp và quý phái.

  • Lan Vũ Nữ

    Lan Vũ Nữ

    Là một loại lan gồm khoảng chừng 600 giống mọc tại các miền thuộc Nam Mỹ châu. Loại lan này có những củ bẹ (pseudobulbs) to hoặc nhỏ phía trên có 1 lá (unifoliate) hoặc 2 lá (bifoliate). Tùy theo giống có lá dầy và cứng như tai lừa (Mule ear) hoặc dài và mềm như nhiều giống khác. Hoa có hình dạng gần giống như nhau nhưng khác ở mầu sắc và một vài đặc điểm.

  • Lan Dendrobium

    Lan Dendrobium

    Dendro nghĩa là cây, còn chữ bios nghĩa là sự sống. Do đó dendrobium được hiểu là cây lan sống ở trên cây hay phong lan. Ở Việt Nam, người ta thường gọi chúng là Hoàng Thảo hay Đăng Lan.

  • Lan Phi Điệp

    Lan Phi Điệp

    Đây là một giống lan được trồng nhiều nhất vì nó tương đối dễ trồng, khả năng chịu nóng, lạnh tương dối tốt. Cây dễ trồng và cho nhiều hoa, hoa của phi diệp to, từ khảng 3- 5cm, hương thơm nồng nàn.

  • Lan Ngọc Điểm

    Lan Ngọc Điểm

    Được tìm thấy vào thập niên 1800 bởi Carl Blume, một nhà thảo mộc học người Đức. Thoạt tiên cây lan được xếp vào loài Sacolabium và sau đó chuyển sang Rhynchostylis. Tên này dùng theo tiếng La tinh gồm 2 chữ: Rhynchos = beak = mỏ và chữ stylos = pillar = cột trụ để tả theo hình dáng của trụ hoa.

  • Lan Hỏa Hoàng

    Lan Hỏa Hoàng

    Như tên đã gọi, Hỏa Hoàng có kích thước nhỏ bé (mini) - cao khoảng 6-10 cm là có thể bắt đầu ra hoa. Là loại phong lan đơn thân ít chia nhánh nhưng khi cây sung mạnh cao khoảng trên 20 cm hoặc lúc đọt bị tổn thương thì ở gốc cũng có thể cho 2-3 nhánh con. Lá rất dày, cứng xanh đậm, hơi cong, xếp khít nhau thành 2 hàng dọc thân. Lòng phiến lá cong lõm hình chữ V. Đỉnh lá có hai thùy với răng nhọn như kiểu Vanda.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Kỹ thuật trồng lan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kỹ thuật trồng lan. Hiển thị tất cả bài đăng

Cách chăm sóc lan Mokara

2 nhận xét
Lan Mokara là nhóm hoa được lai tạo từ các giống: Arachnis x Vanda x Ascocentrum. Nhóm giống này có đặc điểm tương tự như nhóm lan Vanda là loài lan đơn thân, thân hình trụ dài, phát triển cao lên mãi, không có giả hành, lá dài hình lòng máng hay hình trụ mọc cách hai bên thân. Phát hoa mọc từ nách lá giữa thân, phát hoa dài mang nhiều hoa, thường không phân nhánh. Hoa có nhiều màu sắc phong phú từ trắng, tím, hồng đỏ, cam, vàng nâu, xanh. Trên cánh hoa thường có chấm, có đốm hoặc hình carô rất đẹp. Nhóm giống này rất thích hợp với việc trồng sản xuất hoa cắt cành do siêng ra hoa, có thể đạt 6-8 phát hoa/năm.
cach cham soc lan Mokara
Lan Mokara đỏ
Cách chăm sóc:
Tưới nước:  Lan Mokara là loài ưa ẩm nên mùa nắng tưới ngày 2 lần. Vườn lan nên được che nắng 50-60% ánh sáng tự nhiên.
Phân bón:  chia làm 4 giai đoạn để tưới
***Giai đoạn 1: lan phục hồi và ra rễ non
Một số loại phân thường dùng:
- Terra sorb - 4 dùng 2ml/lít nước
- NPK 30-10-10 hoặc NPK 30-15-10 dùng 1g/lít
- Vitamin B1 dùng 1ml/lít
Cách phun: Phun định kỳ 5 ngày/ lần.
***Giai đoạn 2: sinh trưởng:
Một số loại phân thường dùng:
- Phân cá Fish Emulsion 1ml/lít nước
- NPK 20-20-20 (1-1.5gam/lít)
- Vitamin B1 dùng 1ml/lít
- NPK 30-15-10 dùng 1g-1.5/lít Phun định kỳ 5 ngày/ lần.
- Phân Dynamic rải gốc 10g/gốc. Định kỳ rải gốc 1-1.5 tháng/lần. Rải phân khi rễ Mokara xuống nhiều và chạm với vỏ đậu .
***Giai đoạn 3: ra hoa
Một số loại phân thường dùng:
- Phân cá Fish Emulsion 1ml/lít nước
- NPK 20-20-20 (1-1.5gam/lít)
- Vitamin B1 dùng 1ml/lít
- Phân Dynamic rải gốc 10g/gốc. Định kỳ rải gốc 1-1.5 tháng/lần
- Rong biển 10g/30ml
***Giai đoạn 4: Phòng trừ sâu bệnh
Thực hiện phun phòng định kỳ 10-15 ngày /lần. Sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau:
Thuốc trừ bệnh thường dùng là Rhidomil, Aliette, Score, Vicarben
Thuốc sâu: Decis, Bassa, B thái lan…
Chúc các bạn thành công !


Chi tiết

Cách chăm sóc lan Ngọc Điểm

0 nhận xét
Lan Ngọc Điểm có tên gọi khoa học là Rhynchostylis gigantea là một loài lan rừng, được trồng rất phổ biến và ra hoa vào dịp Tết -  miền Nam gọi là Ngọc Điểm, miền trung gọi là Nghinh Xuân, miền bắc gọi là Đai Châu.
Lan Ngọc Điểm, Nghinh Xuân, Đai Châu
Lan Ngọc Điểm
Tưới nước:
Ngọc Điểm là cây lan chịu hạn khá tốt, nhưng nó thích hợp,độ ẩm càng cao, rễ mọc càng nhanh và phát triển tốt.Nên tưới nước 1 lần/ngày, thường là buổi sáng sớm để giữ độ ẩm cho cây. Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột thì nên cách 1-2 ngày mới tưới nước để cây thích hợp với môi trường mới.
Dinh dưỡng:
Với cây lan con hoặc cây mới ghép nên dùng phân NPK: 30-10-10. Lan trưởng thành dùng NPK: 20-20-20. Khi thấy cây nhú hoa thì dùng NPK: 6-30-30 để cho hoa mập hơn, bền và màu sắc tươi hơn. Hằng tháng nên phun thuốc phòng sâu bệnh, nấm và ruồi vàng , vì đặc điểm lá của cây ngọc điểm dày và mềm cho nên các loại côn trùng hút chích rất ưa làm tổ , vì vậy nên phòng trừ các loại côn trùng hút chích nhằm bảo vệ cho bộ lá Ngọc Điểm đẹp không bị các vết chích làm xấu cây .
Chú ý: Ngưng xịt thuốc và phân cho lan từ tháng 10 để cây có thể ra hoa đẹp vào đúng dịp Tết.
Chúc các bạn thành công !



Chi tiết

Cách trồng và chăm sóc Lan Vũ Nữ ( Oncidium )

1 nhận xét
Có hàng trăm, hàng nghìn loài lan với những vẻ đẹp rất riêng nhưng trong số đó có những người chỉ yêu thích vẻ đẹp kiêu sa của phong lan Oncidum hay còn gọi với cái tên Lan vũ nữ ( Dancing Lady ). Lan vũ nữ có khoảng chừng 400 - 600 loài xuất xứ từ châu Mỹ và vùng cận nhiệt đới. Phong lan Oncidium nở hoa nhỏ thành những chùm hoa buông thõng xuống và cành hoa có thể lưu giữ được từ 30 - 45 ngày. Đặc biệt hơn cả là Lan vũ nữ có thể nở hoa tất cả các mùa trong năm.
Thông thường thì chúng ta trồng lan vũ nữ vào chậu và treo lên hoặc có thể ghép vào gốc cây trong vườn. Do có nguồn gốc từ thiên nhiên nên việc chăm sóc cây Vũ Nữ không hề khó.
Lan Vu Nu - phong lan Oncidium
Lan Vũ Nữ - Oncidium Cheirophorum
Tưới nước:
Lan Vũ Nữ thích khô hạn nên chỉ tưới khi nào thấy giá thể bị khô. Nhìn chung thì giống phong lan Oncidium nào có lá dày và mập mạp sẽ trữ được nhiều nước hơn và thời gian giữa 2 lần tưới nước cũng sẽ lâu hơn so với cây lá mỏng và gầy. Mùa đông thì mỗi ngày tưới 1 lần, mùa hè thì tưới 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát.
Dinh dưỡng:
Nên bón NPK 30-10-10 cho cây trong chậu với xơ dừa và gỗ mục, hai lần 1 tháng khi đang trong quá trình sinh trưởng bình thường. Dùng NPK 20-20-20 cho cây mọc trên thân gỗ. Nếu trời âm u ít nắng, chỉ cần bón 1 lần là đủ. Hàng tháng nên phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh và nấm.
Làm chậu:
Khâu làm chậu vô cùng quan trọng. Bạn nên dùng chậu gốm có lỗ thoáng khí, lấp đầy rễ cây nhỏ và than củi trộn lẫn. Đặt cây vào chậu, lấp đầy các rễ cây , than củi mục quanh rễ. Tưới cây nhiều lần nhưng phải đảm bảo than trong chậu luôn được thoát nước cho tới khi cây ra rễ mới. Người ta thường bắt đầu ươm cây mới vào mùa xuân.
Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho các bạn yêu giống Lan Vũ Nữ này. Chúc các bạn có được những chậu lan đẹp và sinh trưởng tốt !



Chi tiết

Cách chăm sóc lan Hồ Điệp

1 nhận xét
Hoa lan nói chung và hoa phong lan nói riêng đang trở thành loài hoa ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi bởi vẻ đẹp và tính đa dạng của loài. Trong đó có giống lan hồ điệp rất được ưa chuộng và nói đến thì ai cũng biết bởi vẻ đẹp thuần túy của nó. Sau đây là một số kỹ thuật trồng và chăm sóc giống lan hồ điệp:
cach cham soc lan ho diep
Lan Hồ Điệp gồm có 60 loài
Đặc tính chung:
Lan hồ điệp có nguồn gốc từ Đông Nam Á, Australia và Phillippines. Những loài cây này luôn bám chặt vào những cái cây ở trong rừng sâu hoặc bám vào đá. Chúng có những cái lá to, rộng mọng nước và cuống hoa uốn cong mang nhiều hoa. Thường một cây có 5 đến 10 lá và nhiều rễ màu trắng. Một số loài cuống hoa mang những hoa tròn to. Những loài có cuống hoa ngắn và hoa có màu sặc sỡ gồm màu trắng, hồng, vàng, hoặc cánh hoa có sự pha trộn các sọc, viền hay đốm. Ngoài những loài này, một số lớn giống lai có khả năng thích nghi trong điều kiện nhân tạo hơn so với môi trường tự nhiên. Một yếu tố quan trọng của lan hồ điệp là trong điều kiện nhân tạo thời gian hoa tàn là 45 - 60 ngày ( 1 con số ấn tượng ). Một số loài khác và giống lai thì thời gian hoa tàn có thể kéo dài hơn. Một số giống có thể ra hoa quanh năm. Mùa lan bắt đầu nở hoa từ tháng 12 đến cuối tháng 5.
Yêu cầu ánh sáng và nhiệt độ:
Lan hồ điệp cần ánh sáng để phát triển tốt. Trong nhà, lan hồ điệp ưa thích một vị trí gần cửa sổ có ánh sáng nhưng ánh sáng mặt trời trực tiếp thì không nên, đặc biệt hướng mặt trời chiếu vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn là lý tưởng. Bạn có thể cho đèn chiếu sáng nhân tạo. Các đèn chiếu sáng nên đặt ở phía trên của cây và nên chiếu ít nhất 12 đến 16 giờ hàng ngày. Trường hợp ở trong nhà kính, bạn nên che bằng tấm vải nhất là trong mùa hè.
Loài lan này cần nhiệt độ ban ngày là 18-290C và nhiệt độ ban đêm là 13-180C. Trong suốt mùa thu, nhiệt độ nên duy trì dưới 160C liên tục trong 3 tuần khi cụm hoa bắt đầu xuất hiện. Thông thường sự thay đổi bất thường về nhiệt độ và độ ẩm có thể là nguyên nhân làm rụng nụ.
Độ ẩm:
Lan hồ điệp cần 50-80% độ ẩm. Nếu độ ẩm thấp hơn bạn có thể dùng màn che, nhưng thỉnh thoảng việc làm này có thể gây ra nấm bệnh. Một biện pháp đề phòng khác là giữ cây ở trong một cái bát có chứa sỏi hay đá cuội và nước. Bạn phải đảm bảo cây phải ở trên sỏi, đá cuội và không chạm vào nước. Việc tưới nước cho những cây này là quan trọng và nên thực hiện một cách cẩn thận. Vào mùa hè, bạn có thể tưới nước cho cây khoảng 2-3 ngày một lần, ngược lại vào mùa đông, khoảng 10 ngày tưới một lần Thời gian tốt nhất để tưới nước là buổi trưa, vì lá sẽ khô cho tới tối. Nước dính lại có thể dẫn đến sự thối lá. Vì thế, cách tốt nhất là tưới nước cho cây phù hợp với từng mùa, đồng thời cũng xem xét nhu cầu nước và giá thể sử dụng.
Phân bón và thuốc diệt sâu bọ:
Phân bón nên được sử dụng thường xuyên hơn vào mùa hè, khi cây đang trong giai đoạn tăng trưởng. Trong mùa đông, cây sẽ sử dụng ít hơn. Luôn tưới nước cho cây đầy đủ trước khi bón phân. Loại phân bón với công thức ổn định như là NPK 14-14-14 là tốt nhất cho cây. Cây đang ra hoa sử dụng công thức có hàm lượng photpho cao hơn. (10-30-20). Suốt những tháng mùa đông bạn có thể giảm lượng phân bón xuống và bón cho cây một lần trong một tháng.
Rất có lợi khi lặp lại việc bón phân cho cây trong suốt thời gian cây nở hoa. Lan hồ điệp đôi lúc cũng thu hút sâu hại giống như nhện, rệp, ốc sên, sâu đục nụ. Khi những con sâu hại bám vào lá sẽ được loại bỏ bằng nước xà phòng sau đó rửa sạch lại bằng một miếng vải mềm. Thậm chí bạn có thể sử dụng thuốc trừ sâu thương mại.
Kích thích ra hoa:
Sau khi hoa lan tàn, bạn có thể điều khiển cho cây ra hoa lại bằng cách cắt bỏ toàn bộ cuống hoa. Thỉnh thoảng việc làm này cũng có thể cho một cụm hoa mới, mà nó có thể xuất hiện trong vòng 9 tháng. Phương pháp này rất tốt nếu cuống hoa già và có màu nâu. Nhưng, nếu cuống hoa còn màu xanh, bạn có thể cắt một đốt trên cuống hoa. Đoạn cành cắt bỏ dài khoảng 10-12cm. Điều này có thể giúp hình thành một cành mới trong vòng 2-3 tuần.
Thay chậu:
Có hai lý do mà cây cần được thay chậu, hoặc là cây không sinh trưởng được trong chậu đang trồng hoặc giá thể bị phân hủy và không đủ không khí để duy trì cho rễ phát triển tốt

Việc thay chậu có thể thực hiện một lần trong một năm hoặc hai năm. Mùa thích hợp nhất để thay chậu là mùa xuân. Sau khi thay chậu nên giữ cây trong bóng mát và tưới nước sau 3 ngày.
Các bạn thấy đấy, trồng và chăm sóc lan hồ điệp không hề khó và cầu kỳ. Hãy áp dụng những phương pháp trên để chậu lan hồ điệp của mình luôn phát triển tốt, trổ những bông hoa đẹp đầy màu sắc và hương thơm. Chúc các bạn thành công !


Chi tiết